Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» vui cùng 3 con heo hiii
Ngân Hàng Trò Chơi EmptySat Apr 09, 2011 9:52 am by gianggiangonline

» 15 điều mùn nói zới các boy
Ngân Hàng Trò Chơi EmptyWed Mar 23, 2011 9:45 am by gianggiangonline

» GIÊSU CỦA CON........!!!
Ngân Hàng Trò Chơi EmptyThu Mar 10, 2011 4:23 pm by Jesus_savior

» 10 quyền bất khả xâm phạm của học sinh - sinh viên....!!! (phần 1)
Ngân Hàng Trò Chơi EmptyThu Mar 10, 2011 4:13 pm by Jesus_savior

» Tây Vương nữ quốc(nhạc phim Tây Du Ký)
Ngân Hàng Trò Chơi EmptySat Mar 05, 2011 6:27 pm by light_faith

» Nhạc ẤN ĐỘ
Ngân Hàng Trò Chơi EmptySat Mar 05, 2011 6:24 pm by light_faith

» Mu Đế Vương Season 5 Ep 4 FULL
Ngân Hàng Trò Chơi EmptySun Jan 30, 2011 8:40 pm by su520

» Tình bạn trong sáng..!!
Ngân Hàng Trò Chơi EmptyThu Jan 20, 2011 6:42 pm by Jesus_savior

» tet nam nay co gi ?
Ngân Hàng Trò Chơi EmptyWed Jan 19, 2011 1:20 pm by Mr.chUn

» Satan không bao giờ ngủ....!!!
Ngân Hàng Trò Chơi EmptyMon Jan 17, 2011 10:29 pm by light_faith

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

 

 Ngân Hàng Trò Chơi

Go down 
Tác giảThông điệp
tran van tuan
Thành Viên
Thành Viên



Tổng số bài gửi : 56
Join date : 23/09/2010

Ngân Hàng Trò Chơi Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngân Hàng Trò Chơi   Ngân Hàng Trò Chơi EmptyFri Oct 29, 2010 8:39 am

Liên khúc đầu và đuôi

* Điều kiện chơi: như trò chơi “Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa thì hai đội cùng thi hát.

Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B
Thí dụ: - Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui …
- Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay …

Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát (trọng tài đếm từ 1 đến 10) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa, …

Nhà báo tìm dũng sĩ

* Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
* Địa điểm: trong phòng
* Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài

Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) – tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định

Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?
- Dũng sĩ có mang kiếng không?
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu)

** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát, …)
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian, …
Tìm nghề nghiệp

* Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
* Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội
* Địa điểm: trong phòng
* Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài)
* Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ

Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi đội cử 1 người (thứ tự) lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án (vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.

Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao (1 -> 10) (có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan)
Hướng về miền Tây

* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò …
* Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người …
* Địa điểm: trong hội trường
* Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số
* Tổ chức: 1 -> 2 quản trò

Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi (không phân biệt nam nữ). Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng loại (có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất)
** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả
Một số trò chơi tổ chức ngoài sân bãi

1. Truyền tin

Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội.

Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội.

Nội dung:

Truyền thông tin của chỉ huy (quản trò) rồi báo cáo.

Cách chơi:

- Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau.

- Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh.

- Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò "tin" mà quản trò đã phát ra.

Luật chơi:

- Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.

- Đội nào để lộ tin coi như thua.

- Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy.

- Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt.

Chú ý:

- Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại.

- Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội).

- Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.

- Các chữ trong bản tin bằng nhau.

- Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước.

- Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi.


2. Bắt cá:

Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt.

Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.

Nội dung:

Quản trò quy định người bắt cá và cá.

- Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.

- Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.

Cách chơi:

- Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.

- Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.

Luật chơi:

- Cá nào bị bắt là thua.

- Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.

- Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.

Chú ý:

Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.

3. Đổ nước chai

Trò chơi được tổ chức ở các hội trại, hội thi, v.v.. Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v... tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong học tập.

Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau.

Nội dung:

Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước.

Cách chơi:

- Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng người ở các đội bằng nhau.

- Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.

- Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.

- Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v... trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.

- So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng.

Dụng cụ chơi:

- Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi.

- Thìa múc nước.

- Chậu đựng nước.

Luật chơi:

- Phải đưa thìa ở vạch xuất phát.

- Dùng chai và thìa giống nhau.

- Không bóp méo thìa.

- Chỉ dùng một tay đổ vào chai.

Chú ý:

- Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi.

- Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi.
Về Đầu Trang Go down
 
Ngân Hàng Trò Chơi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Gia Đình Phan Sinh :: Kỹ Năng Sinh Hoạt-
Chuyển đến